Viêm Amidan Cấp: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm amidan cấp tính là bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường khoảng từ 5-15 tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm amidan cấp có thể để lại một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, người bệnh không nên coi thường.

Hãy cùng Family Health tìm hiểu về viêm amidan cấp là gì để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh đúng cách hơn.

Viêm Amidan cấp là gì?

Viêm amidan cấp là tình trạng amidan bị viêm do nhiễm vi khuẩn (liên cầu beta tan huyết nhóm A, haemophilus influenzae, tu cầu, xoắn khuẩn,…) hoặc virus (cúm, sởi, ho gà,…). Tình trạng viêm này thường kéo dài khoảng 2 tuần với các triệu chứng như sau.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp?

Dấu hiệu phổ biến nhất của Viêm amidan cấp là sốt, đau họng, các mảng trắng phủ amidan, amidan đỏ


  • Đau họng, sốt, amidan sưng đỏ là triệu chứng phổ biến dễ nhìn thấyHôi miệng;
  • Khó nuốt hoặc nghẹn cổ;
  • Nuốt đau;
  • Nổi hạch ở cổ;
  • Thở bằng miệng, ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ;
  • Mệt mỏi, thờ ơ và khó chịu;
Phát ban đỏ mịn trên cơ thể cho thấy bệnh ban đỏ có thể làm phức tạp thêm một trường hợp viêm amidan. Những triệu chứng này thường hết sau 3-4 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tuần, ngay cả khi được điều trị. Một số bệnh nhân bị viêm amidan tái phát, trong đó, các triệu chứng quay trở lại ngay sau khi hoàn thành liệu pháp kháng sinh.

Nguyên nhân viêm amidan cấp?

Có tới 70% trường hợp viêm amidan cấp tính là do virus gây ra, thường là các loài adenovirus, virus cúm, virus parainfluenza, enterovirus và Mycoplasma.

Trẻ em và thanh niên bị nhiễm virus Epstein-Barr (EBV), mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng có thể bị viêm amidan. Virus Herpes simplex, Cytomegalovirus và virus sởi cũng có liên quan đến viêm amidan.

Vi khuẩn gây ra khoảng 15-30% trường hợp viêm amidan. Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A (GABHS) là loại vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến viêm amidan. Người ta tin rằng GABHS lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, hoặc qua thức ăn hoặc đồ uống dùng chung. Các cá nhân dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu của bệnh.
Viêm amidan có nguy hiểm không?

Nhiễm Streptococcus nhóm A gây viêm amidan cấp có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp. Các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong ở cả người lớn và trẻ nhỏ bao gồm viêm cầu thận, viêm cơ tim, suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và viêm màng não.

Ngoài ra, các biến chứng nhẹ hơn của viêm amidan như bệnh Lemierre, hội chứng múa giật Sydenham, áp xe quanh amidan, sốt ban đỏ, sốt thấp khớp…

Phương pháp điều trị amidan như thế nào?

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Khánh Như cho biết, điều trị viêm amidan cấp chủ yếu là giảm các triệu chứng tại chỗ và uống thuốc kháng sinh trong trường hợp do vi khuẩn. Phẫu thuật cắt amidan hiếm khi được chỉ định khi amidan viêm cấp.

Với viêm amidan do virus thường không cần điều trị kháng sinh. Bù nước và kiểm soát cơn đau rất cần thiết và có thể phải nhập viện trong những trường hợp nghiêm trọng. Đặc biệt khi bệnh nhân bị mất nước hoặc tắc nghẽn đường thở.



Bù nước cho người bệnh viêm amidan là rất cần thiết

Viêm amidan do vi khuẩn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, giúp viêm amidan GABHS nhanh khỏi hơn và ngăn ngừa các biến chứng như viêm cầu thận, viêm cơ tim, sốt thấp khớp.

Các loại kháng sinh phổ biến được sử dụng để điều trị viêm amidan bao gồm penicillin, cephalosporin, macrolide hoặc clindamycin.

Lời khuyên từ bác sĩ

Những biện pháp hỗ trợ tại nhà thông qua việc ăn uống, bồi bổ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm amidan cấp.Uống nhiều nước ấm, ăn các loại cháo/súp loãng có thể giúp làm dịu cơn đau họng.

Tránh thức ăn cứng có thể gây đau hoặc kích ứng amidan như các loại hạt sấy khô, đồ chiên giòn….
Súc miệng bằng nước muối có thể tạm thời làm dịu cơn đau hoặc cảm giác ngứa ở thành sau họng.
Tăng độ ẩm cho không gian sống giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
 
Không nói to, hò hét, điều này có thể khiến viêm amidan trở nên khó chịu hơn.

Thuốc xịt họng và súc miệng có chất gây tê, chống viêm và sát trùng trực tiếp nên có thể được chỉ định để giảm các triệu chứng viêm họng.

Đến khám tại Phòng khám ngay khi có triệu chứng đau họng, ho đờm, mệt mỏi, sốt… nhằm kịp thời điều trị và giảm triệu chứng của bệnh, tránh kéo dài tình trạng bệnh diễn tiến phức tạp hơn.

Nguồn: Family Health 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tổng Hợp Bác Sĩ Tư Vấn Nam Khoa Online Giỏi Hồ Chí Minh

Bác Sĩ Lê Minh Đại Chuyên Khoa Ngoại Tiết Niệu

Khám Tổng Quát Bao Nhiêu Tiền Và Nên Đi Khám Ở Đâu Uy Tín 2024